Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Bài viết

6300. Chuyện cán bộ “Kê khai tài sản”

Hình ảnh
Chuyện cán bộ “Kê khai tài sản” PNTB Vụ kỷ luật bí thư tỉnh Bến Tre Lê Đức Thọ, nhiều người thấy hả hê vì cho rằng, đảng rất nghiêm minh. Nhưng qua câu chuyện này thì nhiều người cũng cho rằng, “chúng ta để lọt cán bộ không đủ đức, đủ tài vào BCH Trung ương khóa 13”, mặc dù sau ĐH đã có nhiều ý kiến cho rằng, công tác chuẩn bị nhân sự khóa 13 chúng ta làm rất “bài bản, chặt chẽ…” Nhưng thực tế, chưa được nửa nhiệm kỳ đã có đến 7 UVTƯ bị cách chức, thôi chức, khai trừ ra khỏi đảng, khởi tố:  PGS-TS Vũ Văn Phúc nhận định: “Thực tiễn vừa qua đã chứng minh là QUY TRÌNH RẤT ĐÚNG NHƯNG CHỌN CÁN BỘ SAI !... Theo ô ng Phúc thì “ ngoài quy trình chặt chẽ, phải huy động được trí tuệ của toàn dân, của đội ngũ hơn 5,3 triệu đảng viên tham gia vào công tác cán bộ”. Thực ra việc này nhân dân đã nói lâu rồi... Trở lại trường hợp Lê Đức Thọ bị xử lý, nghe đâu anh ta phân bua là mình bị “xử lý oan”. Anh ta bị “đánh hội đồng”, vì trong đảng còn có rất nhiều người giàu hơn anh ta rất nhiều.  Thọ

6299. Chấp nhận sự khác biệt !

Hình ảnh
Chấp nhận sự khác biệt ! PNTB Trên đời có nhiều cái khó, một trong những cái khó nhất là chấp nhận sự khác biệt ! Sự khác biệt là những nét riêng được khẳng định, được đề cao gắn với đời sống của một cá nhân, một nhóm người hay cộng đồng xã hội (tạm gọi là ‘chủ thể’). Sự khác biệt có thể được thể hiện ở suy nghĩ, quan điểm, lối sống, hành động, cách ứng xử của chủ thể này đối với chủ thể khác.   Nếu muốn ai cũng như ai, muốn cái gì cũng phải giống nhau… Như vậy thì sự vật không thể phát triển, xã hội không thể tiến bộ. Một trong những Quy luật cơ bản của triết học Mác là vạn vật đều phát triển trong sự “thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập” … Nhiều người biết, nhưng không phải ai cũng vận dụng được. Kể từ khi thế giới không còn hai phe, khi trụ cột xhcn sụp đổ bởi những sai lầm từ bên trong, thì khẩu hiệu “Giai cấp vô sản toàn thế giới đoàn kết lại” để lật đổ chế độ tư bản, thấy ít người nhắc đến, vì biết là không thể. Cái ta định “lật đổ” nó không còn như khi Mác

6293. Bác tôi

Hình ảnh
Bác  tôi Nguyễn Ngọc Dương/ PNTB   Mới đây tôi đi dự ngày giỗ lần thứ 50, đồng thời cũng là 110 năm ngày sinh của Bác tôi. Bác tên là Nguyễn Văn Năm, cũng là con trai thứ 5 trong gia đình. Ở quê, có nơi gọi quan hệ “con cô con cậu” dù là anh hay em mẹ cũng đều là “cậu”. Nhưng riêng làng tôi thì chỉ gọi em mẹ là cậu, còn anh mẹ là bác. Tuy mẹ (bu) tôi là em con chú của bác Năm, nhưng ông bà ngoại tôi không có con trai, nên để tránh “tuyệt tự”(1), bác Năm được Cụ ngoại giao cho “kế tự”, nghĩa là người NỐI DÕI. Đã là người nối dõi thì coi như CON TRAI. Vì thế, anh em “con chú con bác” giữa Bu tôi với Bác trở thành “anh em ruột”.   Năm 1973, mới 60 tuổi, Bác mất vì căn bệnh hiểm nghèo. Trước khi lâm chung vài tuần, Bác cho người tìm tôi, lúc đó đang công tác ở cơ quan huyện Bảo Thắng, là phải về ngay để Bác nhờ một việc. Tôi đạp xe 20 cây số từ Phố Lu về Phong Niên, vừa ngồi xuống, Bác nói luôn: “Cháu có biết ‘triện tàu lá rắt’ không?”. Mới 25 tuổi, chưa được học hành gì nhiều, ng

6292. Chị tôi

Hình ảnh
Chị tôi  Bài của Nguyễn Đình Thi [Kỷ niệm 32 năm, ngày mất của anh rể tôi – chồng chị - 10/4 (âm lịch) năm 1991] Chị tôi Là con cả trong gia đình 5 chị em, năm nay Chị vừa bát tuần. Nhưng có lẽ do số phận an bài mà cuộc đời Chị không ít long đong! Ngay khi lọt lòng mẹ, Chị đã bị ngạt – tôi được thày bu kể - do ca sinh khó trong cái thời ở làng quê chỉ biết nhờ bàn tay Bà Tắm. Chị không cất được tiếng khóc chào đời!… Mọi người ngậm ngùi chuẩn bị “đưa Chị ra đồng” thì bất ngờ Chị cựa quậy, hồi sinh! Chắc do Bà Mụ “nhầm lẫn” gì đó, nhưng đã kịp thời “sửa sai”? Đó là lý do khiến Chị không hẳn được bình thường như mọi người!... Thày bu tôi đặt tên Chị là “Mười”, chắc mong sao Chị lớn lên nếu không được “mười phân vẹn mười” thì cũng được nên người bình dị.     Trong một gia đình nghèo khó, sáu, bảy tuổi Chị đã phải chăn trâu, cắt cỏ, xay lúa, giã gạo, bế em… Những năm mới hòa bình, Chị cũng được thày tôi dạy dăm ba chữ quốc ngữ trong chương trình “bình dân học vụ”. Nhưng do tiếp th

6287. "Trứng khôn hơn vịt"

Hình ảnh
  “T r ứ n g  k h ô n  h ơ n  v ị t” Tranh minh họa: Ngọc Diệp, báo Dân trí Đó là khẩu ngữ ý nói, trứng (mà đòi) khôn hơn vịt hay trứng (mà đòi) khôn hơn rận. (Từ điển tiếng Việt). Nó thường được áp dụng vào tình huống những người sinh ra trước, mặc nhiên coi là phải khôn hơn người sinh ra sau. Và người có vị thế xã hội, nắm quyền trong tay thường tự coi mình là ( có quyền ) khôn hơn kẻ bề dưới. Quan niệm dù chỉ đúng một phần, nhưng người ta đã tuyệt đối hóa, khiến bề trên luôn tự phụ, quyết không bao giờ nghe bề dưới, vì “trứng không thể khôn hơn vịt”!      Nhà nghiên cứu văn hóa Sần Cháng mới đây nhắc lại một giai thoại từ mấy chục năm trước. Cuộc triển lãm hội họa Việt Bắc 1952, Sĩ tốt, họa sĩ quân đội có bức tranh thằng bé cưỡi con lợn đặt trên chiếu hoa… Ông Phó ban tuyên huấn (PBTH) Khu yêu cầu bỏ ra không cho treo, với lý do: người ta cưỡi ngựa, chứ ai lại cưỡi lợn bao giờ! Hs Sỹ Tốt giải thích đây là nghệ thuật… Nhưng ông PBTH dứt khoát: “Tôi không cho treo là không c

6277. HỌC SỬ, SỬ HỌC VÀ NHÀ NGUYỄN

Hình ảnh
HỌC SỬ, SỬ HỌC VÀ NHÀ NGUYỄN (Bài của Truong Huy San, t rên dòng thời gian f.b Thứ Hai,13/6/2022) Nhà thơ Nguyễn Duy Ngày 10-6-2022, phát biểu tại Lễ Kỷ niệm 40 năm Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, nhà thơ Nguyễn Duy kể: “Tháng 8-1998, tôi và anh Tô Văn Trường (Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam), tháp tùng Cụ Sáu (Cố vấn Võ Văn Kiệt) đi Tứ Giác Long Xuyên. Bên bờ kênh Vĩnh Tế, gợi nhiều câu chuyện về Nhà Nguyễn… vậy mà, tên tuổi các Chúa Nguyễn, các Vua Nguyễn đều bị xóa, cả một triều đại lớn của dân tộc bị hạ bệ, bị vong ơn… Tôi đề xuất: Phải làm cuộc hội thảo quốc gia về Nhà Nguyễn. Cụ Sáu hưởng ứng và “xắn tay áo” cùng với tôi lao vào cuộc vận động. Nhưng làm ở đâu? Và ai làm? Sài Gòn thì không thể được rồi. Huế cũng không. Tôi đề nghị Thanh Hoá. Chỉ Thanh Hoá mới có thể làm được. Trầy trật gần 10 năm. Trước kỷ niệm 450 năm Nguyễn Hoàng đi mở cõi (1558-2008). Cụ Sáu vận động Hội Khoa học lịch sử (GS Phan Huy Lê lúc ấy đương kim chủ tịch) lo phần nội dung. Tôi

6245. Chân dung, chân tướng nhà thơ Phạm Tiến Duật

Hình ảnh
Chân dung, chân tướng nhà thơ Phạm Tiến Duật   Tôi được biết nhà thơ “Trường Sơn Đông, Trường Sơn tây” khi anh làm việc ở Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam. Thỉnh thoảng về công tác, anh em nói chuyện với nhau nhưng chỉ tào phào, vui vẻ. Tuy nhiên tôi vẫn có ấn tượng với anh về sự chân thành, dung dị và khắc khổ... Có một lần, tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ hội gì đó khá lớn, có kết hợp cuộc triển lãm ảnh nghệ thuật khu vực. Tôi dẫn đoàn nghệ sĩ Lào Cai đi dự. Buổi sáng mấy anh em mải chơi, gần 12h trưa mới về đến nhà ăn UBND tỉnh. Xe lượn vào khuôn viên, thấy anh Duật ngồi bó gối dưới gốc cây trên sân và vẫy tay. Tôi dừng lại mở kính xe. Anh Duật bảo, “hết cơm rồi, chúng mày ra đường mà ăn”. Thế là mấy anh em cười hề quay ra… Không ngờ, đó là lần cuối cùng gặp anh Phạm Tiến Duật, một trong những nhà thơ nổi tiếng thời chống Mỹ. Hôm nay tình cờ bắt gặp bài “CHÂN DUNG, CHÂN TƯỚNG NHÀ THƠ PHẠM TIẾN DUẬT” dưới ngòi bút của Nhật Tuấn. Xin được chép lại trên tường nhà để những ai quan tâm hi

6242. Tưởng niệm về Phan Khôi

Hình ảnh
Tưởng niệm về Phan Khôi Trần Duy [*] (Tư liệu do học giả Lại Nguyên Ân công bố) Phan Khôi (1887 - 1959) Tên ông Phan Khôi tôi được nghe lúc tôi còn học trường Trung học Khải Định tại Huế. Năm 1947-1948, tên nhà văn Phan Khôi lại đến với tôi trong một hội nghị văn hóa tại Hạ Hòa, Phú Thọ, sau đó là lớp chỉnh huấn tại Việt Bắc. Năm 1949 tôi lại được ăn ở cùng lán với nhà văn Phan Khôi tại cây số 7 đường Tuyên Quang, là cơ quan của Hội Văn nghệ. Năm 1956-1957, một số anh em văn nghệ đề nghị nhà văn Phan Khôi giúp họ ra tờ báo Nhân văn mà ông làm Chủ nhiệm, còn tôi làm Thư ký tòa soạn. Đầu năm 1959 anh Phan Thao là con cả của ông báo tin cho tôi: Bác Phan mất! Tôi đến hôm liệm bác, anh Phan Thao nhấc tờ giấy đắp mặt và tôi được nhìn bác lần cuối cùng lúc 10 giờ sáng ngày 17 tháng 01 năm 1959. Năm thời điểm ấy của đời tôi cũng là năm dịp may tôi được tiếp xúc với một con người mà nhiều người đều biết, đều e ngại, đều cảm phục, và cũng là một tên tuổi mà trong chúng ta không