4279. Ba mươi tháng Tư

Ba mươi tháng Tư
NND/ PNTB:
 Kết quả hình ảnh cho Hình ảnh cho 30 thang Tư

Suốt 40 năm qua, Ba mươi tháng Tư là một ngày như thế nào?

Thời kỳ đầu, sau mấy chục năm chiến tranh liên miên, phải đối mặt với biết bao gian khó và chết chóc… giờ đây được hòa bình, thống nhất, nối liền dải đất hình chữ S…khiến người ta thấy dâng tràn niềm vui, tự hào với chiến thắng…

Nhưng chỉ một thời gian sau, khi ‘tĩnh tâm’ lại thì nhận ra những nỗi niềm sau cuộc chiến trường kỳ ấy. Sinh thời, đồng chí Võ Văn Kiệt, Thủ tướng Chính phủ nói rằng, ngày Ba mươi tháng Tư có một triệu người vui thì cũng có một triệu người buồn. Phải chăng, câu nói nổi tiếng đó còn bao hàm cả trong một gia đình cũng có một nửa vui, một nửa buồn. Thậm chí ngay trong một con người cũng có một phần vui và một phần không vui?

Lý do của niềm vui thì rõ rồi, nhưng nỗi buồn nó khuất lấp ngay trong chính những niềm vui? Những người vợ mất chồng, những đứa con mất cha, những người em mất anh… (một con số rất lớn, không mấy gia đình VN không ít nhiều dính dáng đến) - những  mất mát không bao giờ có thể bù đắp thì làm sao mà chỉ vui không buồn? Niềm vui chỉ thoảng qua, trong cảm giác ồn ào náo nhiệt, trong cái thời khắc đem lại khái niệm “chiến thắng”. Nhưng nỗi buồn thì nó cứ lặng lẽ, dai dẳng đè nặng trong lòng, khứa vào trái tim con người. Làm sao có thể khẳng định được những bà mẹ Việt Nam anh hùng ngực đầy huân chương có thể vui bất tận khi vĩnh viễn mất đi những đứa con - núm ruột của mình? Làm sao có thể khẳng định những người vợ liệt sĩ đằng đẵng chờ chồng mấy chục năm có thể vui mà không buồn khi hòa bình chỉ được đón về một mảnh bằng Tổ Quốc ghi công? Làm sao có thể khẳng định, những bậc cha mẹ, những người anh em cứ vui với chiến thắng mà quên rằng, thân thể của những đứa con, của những người anh, em đã bỏ mình vì Tổ quốc, sau nửa thế kỷ chưa tìm được nấm mồ?  Bốn mươi năm rồi, hằng triệu nỗi buồn vẫn chưa nguôi. Cứ mỗi lần cờ rong trống mở, rực rỡ pháo hoa…thì chắc chắn lại là một lần làm cho không ít người nhói đau vết thương lòng. Chính những gì ta cố làm cho “vui vẻ bề ngoài” kia biết đâu lại gợi ra những nỗi niềm, khiến những vết thương lòng không “lên nổi da non”?

Nhưng, đặc biệt là một nửa dân tộc ở ‘phía bên kia’, cũng dòng giống Lạc – Hồng, nhưng phải sống trong một chế độ chính trị khác, chẳng may ‘thua cuộc’, họ trở thành nạn nhân. ‘Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài’, họ đâu có thể tự chọn cho mình một xã hội riêng biệt. Vì thế, khi chính quyền của họ thất thế, họ đã hoảng loạn, tháo chạy. Dù bây giờ có thể cuộc sống đã ổn định ở nơi đất khách quê người, nhưng liệu họ có vui khi nhớ đến ngày 30 tháng Tư? Cứ mỗi 30 tháng Tư, khi pháo hoa rực rỡ trên bầu trời Việt Nam, nơi quê hương bản quán của mình, liệu họ có chạnh lòng nghĩ đến thân phận tha hương?

Có không ít người sau cuộc di tản “thập tử nhất sinh”, họ đã may mắn vươn lên, trở thành những người giàu có, hoặc những nhà khoa học nổi tiếng ở xứ người, nay đang cố quên đi cảm giác ê chề của 40 năm trước để muốn quay lại cố hương, góp phần nhỏ bé vào công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ đổi mới. Đảng và nhà nước ta cũng đang khuyến khích điều đó và từ lâu đã chủ trương sau khi thống nhất đất nước, cần thực hiện hòa giải dân tộc. Hòa giải dân tộc nhằm đoàn kết tất cả những người Việt Nam từ trong nước đến kiều bào ở nước ngoài, để huy động mọi nguồn lực xây dựng đất nước. Đó là một chủ trương đúng đắn. 

Tuy nhiên, muốn hòa giải dân tộc thì mọi động thái của ‘bên thắng cuộc’ (như cách nói của nhà báo Huy Đức) phải chân thành, chứ không thể chỉ là những khẩu hiệu. Không thể cứ đến ngày 30 tháng Tư trong không khí rầm rộ kỷ niệm, lại có dịp khoét sâu vào nỗi đau của những con người vẫn còn đau, lại dùng những ngôn từ mang tính miệt thị như “ngụy quân”, “ngụy quyền”, như “bọn tay sai bán nước”… Đến nay, Đảng, Nhà nước ta cũng đã có những điều chỉnh nhất định về cách ứng xử với những người ‘bên kia’ cả ở trong và ngoài nước, dù có hơi muộn mằn, ví như việc đối xử với thân nhân của những chiến sĩ Việt Nam Cộng hòa hy sinh khi bảo vệ quần đảo Hoàng Sa năm 1974, hoặc cũng ít nói đến những từ ngữ kiểu “ngụy quyền tay sai bán nước”, hoặc có những cuộc đón tiếp, gặp gỡ của lãnh đạo với kiều bào trong dịp tết đến xuân về... Song cũng còn không ít người chưa nhận ra điều đó, khiến đồng bào mình không khỏi hoài nghi và mặc cảm.

Lịch sử bao giờ cũng công bằng.

Kết quả hình ảnh cho Hình ảnh cho 30 thang Tư


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

5044. Màu đỏ Artek

5485. Vì sao nước Đức hùng mạnh? (Kỳ 1)

6272. Kịch tính vụ kit Việt Á ngày càng cao.