3109. AIC- đơn vị tư vấn “đề án máy tính bảng” phủ nhận chuyện cung ứng sản phẩm

AIC- đơn vị tư vấn “đề án máy tính bảng” phủ nhận chuyện cung ứng sản phẩm

Đăng Bởi  - 
AIC- đơn vị tư vấn “đề án máy tính bảng” phủ nhận chuyện cung ứng sản phẩm

Trao đổi với Một Thế Giới, lãnh đạo AIC cho biết đang rất bức xúc, không hiểu các báo lấy nguồn tin từ đâu mà cho rằng AIC là nhà cung cấp chính cho dự án sử dụng sách giáo khoa điện tử tại TP.HCM.
Dư luận trong nước đang xôn xao trước thông tin: máy tính bảng có tên AIC Group Smart Education, giá nhập vào 900.000 đồng, có thể liên quan đến sản phẩm máy tính bảng trong đề án “Thí điểm mô hình đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục tiểu học từ lớp 1 đến lớp 3 tại TP.HCM năm học 2014-2015”. 
Hơn nữa, cái tên AIC Group Smart Education cũng trùng hợp với tên Công ty cổ phần Tiến bộ quốc tế (AIC) khiến nhiều người cho rằng: Công ty AIC chính là đơn vị sẽ cung ứng sản phẩm cho đề án sử dụng sách giáo khoa điện tử tại TP.HCM.
Để làm rõ thông tin, Một Thế Giới đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn - Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tiến bộ quốc tế - AIC. 
Theo bà Nhàn, những thông tin mà các báo đăng tải trong thời gian gần đây là hoàn toàn vô căn cứ và sai sự thật. Là lãnh đạo công ty, bà Nhàn vô cùng bức xúc trước những thông tin sai lệch này.
"Chúng tôi không có sản phẩm máy tính bảng nào có tên là AIC Group Smart Education được nhập với giá 900.000 đồng. Thực tế, chúng tôi có nhập máy tính bảng từ bên Đài Loan về, nhưng sản phẩm này chỉ để phục vụ trong nội bộ công ty và hoàn toàn không bán ra thị trường" - bà  khẳng định với Một Thế Giới.
Cũng theo bà Nhàn, không hiểu các báo lấy nguồn tin từ đâu mà cho rằng đây là sản phẩm của AIC và công ty là nhà cung cấp chính cho dự án sử dụng sách giáo khoa điện tử tại TP.HCM.
"Thông tin chúng tôi sẽ cung cấp sản phẩm cho đề án Thí điểm mô hình đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục tiểu học từ lớp 1 đến lớp 3 tại TP HCM năm học 2014-2015 là không chính xác. Ông Phạm Ngọc Định, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ Giáo dục - Đào tạo) cũng đã lên tiếng nói  đề án này mới chỉ đang thảo luận chứ chưa hề được phê duyệt. 
Mọi thứ còn đang thảo luận, chưa biết là có thực hiện được hay không thì làm sao đã có nhà cung ứng được. Giả sử nếu được thông qua thì còn phải trải qua các bước đấu thầu công khai, sau đó mới chọn ra nhà cung cấp nên thông tin AIC được chọn là hoàn toàn vô căn cứ. 
Còn ngay trong buổi hội thảo liên quan đến đề án này được tổ chức ngày 18.8, tôi cũng đã nói rõ quan điểm của AIC. Thậm chí, tôi còn kiến nghị với Sở Giáo dục TP.HCM nên lựa chọn các sản phẩm của Intel và Samsung vì chất lượng tốt, dễ sử dụng. Thế thì không lý gì lại cho rằng AIC được chọn để cung cấp sản phẩm của mình cho dự án" - bà Nhàn cho biết thêm.
Mới đây, Sở Giáo dục TP.HCM đã đưa ra đề án về số hóa sách giáo khoa cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 3 tại TP.HCM với kinh phí khoảng 4.000 tỉ đồng. 
Theo đề án này, TP.HCM sẽ trang bị trên 337.500 máy tính bảng cho giáo viên và học sinh lớp 1, 2, 3. Lớp học sẽ được trang bị wifi, mỗi học sinh sử dụng một máy tính bảng riêng, cài đặt nội dung sách giáo khoa chính thức của Bộ Giáo dục và Đào tạo ở tất cả các môn học từ lớp 1 đến lớp 3 đã được số hóa theo công nghệ 3D. Giáo viên sẽ sử dụng phần mềm để soạn giáo án, quản lý lớp học và có thể kiểm soát các em đang thao tác gì trên máy.
Đề án thí điểm trong năm học 2014-2015, với 60% số lượng giáo viên và học sinh từ lớp 1 đến lớp 3. Tổng số máy tính bảng cần trang bị là 337.516 chiếc. Ngân sách thành phố sẽ trang bị cho mỗi giáo viên một máy tính bảng, số lượng là 10.389 chiếc và 5.334 chiếc và cho học sinh thuộc diện đối tượng chính sách.
Duyên Duyên

Bài liên quan:

Ai đứng sau đề án bắt học sinh mua máy tính bảng?

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

5044. Màu đỏ Artek

5485. Vì sao nước Đức hùng mạnh? (Kỳ 1)

6272. Kịch tính vụ kit Việt Á ngày càng cao.