2897. Người dân thế giới hỗ trợ ngư dân từ phim tài liệu về Hoàng Sa

Người dân thế giới hỗ trợ ngư dân từ phim tài liệu về Hoàng Sa



Quyên góp từ khán giả xem phim tài liệu "Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát" ở nhiều nước trên thế giới, ông Andre Menras chia sẻ khó khăn cùng gia đình ngư dân Quảng Ngãi có người thân gặp nạn ở Hoàng Sa.
Sáng 22/7, ông Andre Menras (Hồ Cương Quyết), Chủ tịch Hiệp hội Phát triển & Trao đổi Sư phạm Pháp - Việt (ADEP) về huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) thăm hỏi, hỗ trợ cho 9 gia đình ngư dân có hoàn cảnh khó khăn, người thân chết, gặp nạn trong lúc đánh bắt thủy sản ở vùng biển Hoàng Sa. Trước đó, ông đã về thăm, tặng quà cho 13 ngư dân ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn.
Ông Hồ Cương Quyết trao tiền của khán giả nhiều nước trên thế giới hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi. Ảnh: Trí Tín.
Tổng số tiền ông Quyết hỗ trợ cho 22 gia đình ngư dân là hơn 52 triệu đồng. "Đây là số tiền do người dân các nước Pháp, Cộng hòa Czech, Ba Lan… quyên góp sau khi xem phim tài liệu Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát thể hiện tình cảm với ngư dân Quảng Ngãi", ông Quyết nói.

Theo ông Quyết, món quà tuy nhỏ nhưng đây là tình cảm nhân văn của người dân khắp nơi trên thế giới yêu chuộng hòa bình, tôn trọng lịch sử, sự thật… về chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam. Hiện bộ phim tài liệu này đã được công chiếu rộng rãi tại châu Âu cũng như ở Việt Nam.

Thời gian tới, ông dự định tiếp tục thực hiện một bộ phim ở Hoàng Sa, điểm bắt đầu chính là giàn khoan Hải Dương 981. 

Đạo diễn Đặng Nhật Minh từng gửi email cho André Menras chia sẻ: "André, tôi cảm thấy xấu hổ vì đã không làm được một bộ phim như vậy". Còn đạo diễn Trần Văn Thủy thì nói về André Menras: "Con người ông, nội dung phim của ông khiến chúng ta khâm phục".
Ông Hồ Cương Quyết kéo lưới đánh bắt cá cùng ngư dân Lý Sơn. Ảnh:Trí Tín.
Khi được hỏi tại sao một người Pháp gốc lại quan tâm tới Việt Nam như vậy, André Menras bảo rằng vì chịu ơn Việt Nam bởi nơi đây đã cho ông trưởng thành. "Tới Việt Nam từ khi còn là một thanh niên vô ưu, tôi đã thành 'người lớn'. Tình cảm với Pháp là tình yêu sinh học bởi nơi đó có quê hương, cha mẹ, họ hàng... Tôi yêu Việt Nam từ trái tim, khối óc, đi xuống chân và đã mọc rễ sâu bền", ông nói.
Tháng 9/1968, chàng trai 23 tuổi André Menras sang Việt Nam dạy học. Tháng 7/1970, anh cùng bạn Jean Pierre Debris phất cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và rải truyền đơn chống cuộc chiến xâm lược của Mỹ trước tòa nhà Quốc hội chính quyền Sài Gòn. Sau đó, André bị bắt và giam cầm tại khám Chí Hòa. Tết 1971, một người bạn tù trí thức đặt tên cho ông là Hồ Cương Quyết.
Năm 1972, André Menras và Jean Pierre Debris bị chính quyền Sài Gòn trục xuất. Từ đó, hai người đi vòng quanh thế giới để tuyên truyền rồi viết sách tố cáo tội ác của Mỹ. Cuốn Thoát khỏi ngục tù Sài Gòn - Chúng tôi tố cáo của hai ông được dịch ra nhiều thứ tiếng, tạo phong trào phản đối chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam trên khắp thế giới. Sau ngày Việt Nam thống nhất, năm 1977 André Menras được Chính phủ Việt Nam mời sang thăm.

Quay lại Việt Nam năm 2002, ông lập Hiệp hội Phát triển & Trao đổi sư phạm Pháp - Việt. Từ năm 2004 đến nay, dù đã hơn 62 tuổi, ông vẫn đều đặn sang Việt Nam trao tặng học bổng cho trẻ em nghèo hiếu học. Ông cùng ăn ở, kéo lưới đánh bắt cá với người dân Quảng Ngãi để thực hiện phim tài liệu về đời sống ngư dân, về chủ quyền biển đảo Hoàng Sa. 
Năm 2009, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cấp thẻ chứng minh lấy họ tên ông là Hồ Cương Quyết, công nhận là công dân Việt Nam
Trí Tín
Nguồn: vnexpress.net 

Hoàng Sa – nỗi đau mất mát, 

một vị lãnh đạo nhận xét rằng 

“bộ phim này không có tính đảng”!

Gs Nguyễn Văn Tuấn/Fb Nguyen Tuan
PNTB: Chả nhẽ tính đảng giờ lại thay đổi? Trước đây mình học: tính đảng trước hết là tính nhân văn...
Ảnh lấy từ Ba Sàm
Tôi mới xem xong bộ phim “Hoàng Sa – nỗi đau mất mát” (1) do André Menras Hồ Cương Quyết thực hiện. André không phải là người xa lạ trong “cộng đồng” những người quan tâm đến Hoàng Sa – Trường Sa. Ông là người có mặt trong các cuộc biểu tình chống Tàu ở Sài Gòn. Ông còn là một người nói tiếng Việt thông thạo, và viết báo rất hay. Bộ phim “Hoàng Sa – nỗi đau mất mát” được thực hiện từ năm 2011, nhưng bị lực lượng an ninh Sài Gòn ngăn cản không cho trình chiếu. Tuy nhiên, nay thì bộ phim được cho trình chiếu!
André dẫn dắt người xem từ vị trí của Biển Đông và bản đồ lưỡi bò của Tàu cộng, đến một buổi sáng an lành ở một làng chài Sa Kỳ (Quảng Ngãi). Chúng ta sẽ ghé thăm những ngôi mộ gió ở Sa Kỳ. Mộ gió là mộ không có hài cốt phía dưới, chỉ là những cấu trúc mộ để tưởng nhớ những người đã qua đời trên biển. Sau đó, André phỏng vấn hàng loạt các gia đình có người thân đã từng đi đánh cá và từng bị Tàu cộng giết chết ở Hoàng Sa. Một số người còn sống sót kể lại những giây phút kinh hoàng dưới tay bọn cướp biển Tàu cộng. Có những đoạn tôi nghĩ bất cứ người bình thường nào cũng có thể rơi nước mắt. 

Sau Sa Kỳ, André dẫn chúng ta ra đảo Lý Sơn. Ở đây, chúng ta sẽ thấy bia chủ quyền được dựng từ thời Triều Nguyễn. Một lần nữa, chúng ta nghe qua những câu chuyện đau lòng của vợ mất chồng, mẹ mất con, em mất anh, tất cả đều xảy ra ở các quần đảo Hoàng Sa. Rất nhiều gia đình rơi vào cảnh túng quẩn, khánh kiệt. Nhưng dù biết hiểm nguy trực chờ, ngư dân vẫn ra biển đánh cá, bởi vì họ không có lựa chọn nào khác. André gọi họ là những anh hùng đời thường. 

Cuốn phim được quay khá chuyên nghiệp (vì có sự hỗ trợ của Đài truyền hình TPHCM) và có nhiều cảnh cùng những câu nói [của người được phỏng vấn] rất “chiến lược”. Có đoạn, ông André Menras hỏi “Có nhớ Hoàng Sa không?” Một anh ngư dân đã từng bị Tàu cộng bắt và hành hạ 4 lần cười buồn nói nhớ chứ, Hoàng Sa là quê hương gần của mình mà. Lại có câu hò “Hoàng Sa trời đất mênh mông... người đi thì có mà không thấy về..." Nghe mà ứa nước mắt trong lòng. Thật ra, phim có nhiều nước mắt hơn là nụ cười. 

Một mẫu số chung trong tất cả các câu chuyện là các ngư dân bị Tàu cộng bắt và đánh đập, nhưng không rõ vai trò của các lực lượng như hải quân và cảnh sát biển. Qua những câu chuyện này, chúng ta có thể nói rằng ngư dân ra biển và họ không được yểm trợ từ Nhà nước. Ngay cả khi bị Tàu cộng bắt và chúng đòi tiền chuộc, thì người dân cũng tự xoay xở để trả tiền cho Tàu cộng. Có đoạn, đạo điễn cho thấy hoá đơn trả tiền cho Tàu cộng qua ngân hàng VietinBank. Hầu hết gia đình nào cũng thiếu nợ từ 100 triệu đồng đến 400 trăm triệu đồng, một số tiền rất lớn. 

André cho biết khi phim này được chiếu ở Sài Gòn, một vị lãnh đạo nhận xét rằng “bộ phim này không có tính đảng”! Rất khó hiểu “tính đảng” là gì, có lẽ vì phim không đề cập đến chính quyền và đảng chăng. Bộ phim rất thực tế vì phản ảnh đời sống cơ cực của những người ngư dân và gia đình phải đối phó với những tai ương từ Tàu cộng. Đúng như lời nói đầu của phim viết “Bộ phim là tiếng nói chân thật của các ngư dân miền Trung bị tàu Trung Quốc cướp bóc, đánh đập, hành hạ tại vùng biển đảo Hoàng Sa của Việt Nam. […] Trong phim … còn là một thông điệp cho bất cứ kẻ xâm lược nào rằng: họ không bao giờ chịu bị cướp đoạt những điều họ quí nhất, đó là linh hồn của người thân, vùng biển truyền thống của tổ tiến, niềm tự hào của họ quyền sống còn của mình và của con cháu mình.” Một bộ phim như thế quả thật mang tính nhân văn và thiết thực. Tính nhân văn của bộ phim chắc chắn cao hơn tính chính trị gấp ngàn năm ánh sáng. 

Người ta ngạc nhiên một bộ phim giàu nhân văn tính như thế mà bị cấm trình chiếu ở Sài Gòn! Không ai biết ai là người ra lệnh cấm chiếu, nhưng có lẽ điều đó không còn quan trọng nữa (nếu có nó cho chúng ta biết có người không thích sự thật). Nhưng ở VN, quyết định cứ thay đổi xoành xoạch, và có khi nhằm phục vụ cho ý đồ chính trị nào đó, nên bây giờ bộ phim lại được cho trình chiếu. Trong bối cảnh Tàu cộng cấm giàn khoan trong vùng biển VN, dùng tàu đâm húc vào tàu VN hầu như hàng ngày, việc xuất hiện của bộ phim này rất có ý nghĩa. 

Hình như chưa có một đạo diễn VN nào làm phim như thế này hay về Hoàng Sa ở góc độ nhân văn. Có thể xem những lời nói trong phim như là những chứng từ lịch sử. Do đó, đóng góp của André Menras rất quan trọng. Xin có lời cám ơn và ngưỡng phục gửi đến André Menras Hồ Cương Quyết. 

Nếu bạn chưa xem, nên tìm xem bộ phim này để biết về hoàn cảnh của các ngư dân Lý Sơn và ngư trường Hoàng Sa. 

-----
(1) Bộ phim được upload lên youtube ở địa chỉ sau đây:
https://www.youtube.com/watch?v=yEoAgT7lMMI


  1. Nếu Ngọc Dương hiểu tính Đảng ... là nhân văn thì không nên đăng lại một số bài phi tính Đảng CSVN vì chỉ lợi cho bọn cơ hội chính trị và bọn phản cách mạng mà thôi. Thôi im đi ông cử nhân triết học rởm của trường Nguyễn năm nào, nay đang có dấu hiệu đổi màu...
    Trả lờiXóa

    Trả lời


    1. Nói "không có tính đảng" chỉ là ý kiến cá nhân của một ông nào đấy hoặc không hiểu tính đảng hoặc nằm trong "bộ phận không nhỏ" cơ hội chính trị thật sự vì những quyền lợi cá nhân của họ. Họ nịnh đảng để kiếm chác thôi. Nếu bộ phim này như ông ấy nói thì sao nay nhà nước lại cho chiếu??? Đảng ta đang cần nghe những lời phản biện trung thực để điều chỉnh, chứ không chỉ nghe bọn nịnh hót...thì nguy!
      Xóa
  2. Chèo cổ có câu: "Tôi ra đây có phải xưng danh không nhỉ?". Đáp lại:" Không xứng danh ai biết là ai?". Đúng "Đồng tiền (xưa) có lỗ, người phải có tên". Còn hiện nay là "Nhà thì có số, phố phải có tên". Cơn cớ gì lại ơhari "Nặc danh" cho "rách việc". Kẻ nào nặc danh là thằng hèn. Cứ "trắng phớ cpn mẹ nó ra" xem ai đúng, ai sai là tốt nhaaft.
    Có người trải qua nhiều sự thăng trầm mới "ngộ"ra là đã có lúc mình sai. Sai thì sửa chứ sao đâu. Thời "làm quan" bị nhồi vào óc CNCS nên nói và klafm rất "con khiếu", hành động và suy nghĩ như một cái máy "Phô tô cốp pi". Khi tỉnh ra thì đã... "về già".
    Đây là lúc nói thật lòng mình. Nói thật những suy nghĩ trăn trở của mình. Nhiều vị tướng tá, bộ trưởng, cán bộ cao cấp lúc sắp về với tổ tiên mới nhần ra các đúng cái sai kia mà.
    ĐSừng mang "tính Đảng" ra làm c0on ngáo ộp dọa nhau. Đảng ta đang đi lệch cương lĩnh của mình. Nói và làm là hai việc khác nhau.
    Trả lờiXóa



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

5044. Màu đỏ Artek

5485. Vì sao nước Đức hùng mạnh? (Kỳ 1)

6272. Kịch tính vụ kit Việt Á ngày càng cao.